Khi bầu Đức cảm ơn ông Park…
Đây là hoạt động thuộc dự án Today's Voice nhằm mang lại cho sinh viên một góc nhìn mới về các kỹ năng mềm cốt lõi giúp các bạn trẻ Việt "biến nỗi lo thành động lực", tự tin chinh phục các nhà tuyển dụng trong tương lai. Dự án giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm bộ kỹ năng 4Cs quan trọng trong thời đại 4.0 bao gồm: tư duy sáng tạo, phản biện, giao tiếp, hợp tác.Bùng nổ quy hoạch sân golf
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Doanh nhân Nguyễn Thị Bình đạt giải HH Nhân ái Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2024
Tập 4 Đu đêm vừa lên sóng, Hoa hậu Thùy Tiên cùng khách mời là rapper Rhyder (Quang Anh) đưa nhau đi bán củ kiệu tại sạp bên góc đường. Cả hai xuất hiện trong trang phục đơn giản. Trong đó, Thùy Tiên gây ấn tượng bởi hình ảnh giản dị khi diện đồ bộ, không son phấn để hóa thân thành một người bán hàng.Trong tập này, cả hai được sự hướng dẫn của bà Huệ. Với Thùy Tiên, bà Huệ là hình ảnh người phụ nữ miền Nam điển hình hào sảng, dễ gần, lần đầu gặp nhưng trò chuyện như con cháu trong nhà. Theo chia sẻ, mỗi năm bà đều làm hơn 200kg kiệu để bán. Tuy phải mượn tiền để có vốn làm kiệu bán tháng tết nhưng bà Huệ vẫn duy trì nhiều năm, vừa là tình yêu nghề, niềm vui và một phần tình cảm với công việc, văn hóa gia đình truyền lại.Tự tin đã có kỹ năng buôn bán song Thùy Tiên và Rhyder thừa nhận rất đau lưng, tê tay khi phải ngồi tỉ mỉ cắt rồi xếp từng củ kiệu vào hủ. Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng, nàng hậu còn gặp "sự cố" lỡ tay làm rơi hủ kiệu xuống đất, rơi vãi khắp nơi. Trái với vẻ hoảng hốt, lo lắng của Thùy Tiên, bà Huệ không hề quở trách hay tỏ ra khó chịu. Bên một góc đường, sạp củ kiệu của bà cũng rộn ràng hơn ngày thường khi sự xuất hiện của hai nghệ sĩ đã thu hút nhiều khách tới ủng hộ. Điều khiến khán giả thích thú ở tập này chính là Rhyder không chỉ hòa nhập mà như "hòa tan" vào kiểu buôn bán của miền Nam rất dễ thương. Thùy Tiên cũng khá bất ngờ trước năng khiếu buôn bán đon đả, vui vẻ của Rhyder. Nam rapper tự hào chia sẻ có được điều đó là thừa hưởng từ mẹ."Ngày trước mình đã rất nhiều lần bán hàng phụ mẹ, cũng chào khách, ra giá. Bán trà sữa, bán hoa, bán bánh mì... cái gì mẹ cũng làm, miễn là tốt cho con. Mình bán phụ thấy bình thường, miễn là kiếm tiền được cho mẹ, không phải ngại gì đâu. Từ bé, mình đã xuất thân từ một nhà rất bình dân, chân đất đi lên, mình thấy tự hào hơn là nghĩ đến những vấn đề khác", nam rapper sinh năm 2001 chia sẻ.Nhìn cách quán quân Giọng hát Việt nhí 2013 chăm chỉ học việc, tỉ mẩn làm từng củ kiệu, xởi lởi với khách tới mua, hay bày tỏ sự quan tâm, thấu hiểu với sự khó khăn của bà Huệ, Thùy Tiên chia sẻ cô rất trân trọng chàng trai trẻ này. Theo hoa hậu, anh đã cho khán giả thấy một Rhyder không có hào quang nghệ sĩ, lại rất đời thường, dễ thương. Khép lại tập 4, Thùy Tiên chia sẻ: “Tập này là một khía cạnh rất mới trong Đu đêm mùa tết. Ngay từ đầu, Tiên thực hiện mùa tết hướng tới nỗi lòng của người xa quê, nói về tài chính, về áp lực cơm áo gạo tiền, những người đam mê chấp nhận ở lại làm nghề mà không về quê ăn tết. Tuy nhiên, ở dì Huệ có một khía cạnh mới mà mình thấy thú vị, đó là nỗi lòng của người ăn tết tại quê hương vẫn có những áp lực riêng".
Theo Lam King, đã có lần hỏi ba lý do vì sao lại nghĩ ra cái tên cho mình một cách lạ lẫm như vậy. Và được trả lời đã gửi những thông điệp, mong mỏi ý nghĩa vào cái tên. "Ba mình cho biết muốn mình trở thành người thông minh, tài giỏi, có bản lĩnh, sau này có được vị thế nhất định trong xã hội", chàng sinh viên chia sẻ.
Sông Bắc Hưng Hải bị đầu độc suốt ngày đêm
Chiều 25.2, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, bộ máy hành chính mới của TP.Hà Nội gồm 15 sở và 1 cơ quan tương đương, giảm 6 sở so với trước khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, có 8 sở ngành mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị cũ.Cụ thể, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính; thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT; thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH; thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Tổ chức lại Văn phòng UBND TP.Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP.Hà Nội.Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố; thành lập Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp TP.Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Tại hội nghị, UBND TP.Hà Nội cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo 8 sở, ngành mới thành lập này. Theo đó, Sở Tài chính do ông Nguyễn Xuân Lưu làm giám đốc. Sở Nông nghiệp và Môi trường do ông Nguyễn Xuân Đại làm giám đốc. Sở Khoa học và Công nghệ do ông Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc.Sở Nội vụ do ông Trần Đình Cảnh làm giám đốc. Sở Xây dựng do ông Nguyễn Phi Thường làm giám đốc. Văn phòng UBND TP.Hà Nội do ông Trương Việt Dũng làm chánh văn phòng.Sở Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Nguyên Quân làm phó giám đốc phụ trách. Ông Vũ Xuân Hùng làm Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Nguyên Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, làm Giám đốc Sở Công thương; bổ nhiệm bà Bạch Liên Hương, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, làm Giám đốc Sở VH-TT.Trước đó, sáng 25.2, tại kỳ họp thứ 21, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã tán thành thông qua nghị quyết, sau sắp xếp, Hà Nội sẽ có 15 sở, cơ quan tương đương (giảm 6 sở so với năm 2024). Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.Sau sắp xếp, các sở và cơ quan tương đương thuộc UBND TP.Hà Nội gồm: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; KH-CN; VH-TT; GD-ĐT; Y tế; Thanh tra thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Dân tộc và Tôn giáo; Du lịch; QH-KT.